Sunday, August 25, 2013

Thực phẩm bổ sung - Cần có cái nhìn toàn diện

 

Sức khỏe và thực phẩm bổ sung 

Đem lại lợi ích cho con người đó là cái đích đến của tất cả các ngành khoa học chân chính.  Một trong những lợi ích quan trọng được người thời nay quan tâm đó chính là việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Nếu như trong quá khứ thì người ta chỉ quan tâm đến việc trị bệnh, thì ngày nay việc phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người đã được quan tâm đúng mức, và kết quả của nó là sự phát triển của các ngành y học bổ sung, thực phẩm bổ sung được hình thành cũng nằm trong một quá trình như thế.



Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung ( hay còn gọi là thực phẩm chức năng ) hiện nay được nhận định, đánh giá ở nhiều góc độ chưa thực sự xác đáng. Có người thì tôn trọng, xem nó như thần dược, chữa được bách bệnh. Có người xem nhẹ vai trò thực phẩm chức năng, xem nó chẳng có tác dụng gì. Xem thực phẩm chức năng thì không thể so sánh với thuốc được. Như vậy, góc nhìn nào là toàn diện cho thực phẩm bổ sung.


* Thực phẩm bổ sung là thực phẩm có công dụng bổ sung một số vi chất, hoặc chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể nhằm giúp cơ thể có đủ dưỡng chất bảo đảm cho hoạt động được bình thường của cơ thể.
Như vậy, chúng ta thấy có một số đặc điểm cần phải quan tâm.
- Thực phẩm bổ sung không phải là thuốc, mà là thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng.
- Thực phẩm bổ sung không có tác dụng chữa bệnh, nhưng lại có tác dụng bổ sung vi chất, chất dinh dưỡng nhằm sức khỏe cho cơ thể.
Từ khi thực phẩm bổ sung xuất hiện tại Việt Nam, đặc biệt  khi kèm theo từ “đa cấp” thì cách nhìn nhận về thực phẩm chức năng đã chia thành 2 trường phái rõ rệt: những người tin tưởng và những người phản bác.
Những người tin tưởng thì cho rằng thực phẩm chức năng ngoài tác dụng bổ sung vi chất, còn có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh, thậm chí là bệnh nan y, ung thư.
Còn những người phản bác thì cho rằng giá của thực phẩm chức năng thì bị đội lên trời, họ đề cao vai trò của dược phẩm lên trên vai trò của thực phẩm bổ sung.
Cả 2 cách nhìn này đều có chỗ đúng, đều có chỗ sai: đúng hay sai tương lai sẽ có câu trả lời. Chúng ta có thể tham khảo một số quan điểm để góp phần nhìn nhận đầy đủ hơn về vấn đề này, đó là:
- Chúng ta không nên so sánh dược phẩm và thực phẩm chức năng. Điều này giống như việc so sánh con kiến và con cá. Vì 2 loại này là 2 loại khác nhau. Thuốc là lĩnh vực “chữa bệnh”, còn thực phẩm chức năng là lĩnh vực “dinh dưỡng”.
- Cả thuốc và thực phẩm chức năng chỉ là 2 mảng nhỏ trong cái lớn hơn đó là sức khỏe con người. Do vậy, nếu chỉ quan tâm đến thuốc cũng không chữa được bệnh, đó là lý do hàng thế kỷ trôi qua người ta mới sinh ra cái ngành “y học bổ sung”. Còn thực phẩm chức năng thì giúp bổ sung vi chất chứ hoàn toàn không thể “phòng bệnh hay chữa bệnh”, huống chi có người còn nói đến cả “phòng ung thư”. Một FCA của Amway đã dùng rất nhiều thực phẩm bổ sung, tuy nhiên ông đã chết vì căn bệnh ung thư.
- Quan niệm về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới WHO đã chỉ rõ sức khỏe là tổng hợp yếu tố: Tinh thần, thể chất và xã hội, chứ không phải chỉ là tình trạng vắng bóng của bệnh tật.  Mặt dù khái niệm của WHO rất đơn giản, nhưng nó hàm chứa một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe được chỉ ra đó là:
1.Tinh thần: đây là yếu tố quan trọng nhất đối với sức khỏe. Y học hiện đại lúc đầu xem nhẹ yếu tố này. Tuy nhiên, về sau đã được xem xét một cách thận trọng và ngày càng được đề cao. Bởi vì ngành y học bổ sung về năng lượng vũ trụ,  năng lượng sinh học, thiền định, các vấn đề liên quan đến tâm linh thực chứng đã ngày càng chứng minh rõ yếu tố tinh thần (spirit) có tác động lớn đến sức khỏe như thế nào. Có thể nói là gần đến 50%.

sức khỏe với tinh thần

2. Vận động: Một người dù có cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nếu thiếu vận động lâu ngày cũng tự sinh bệnh tật. Tuy nhiên, nếu lao động quá nặng nhọc thì cũng là nguy cơ đối với sức khỏe của con người.


sức khỏe với vận động
3. Dinh dưỡng : đó là việc cung cấp, bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể, dùng thuốc khi bị bệnh, những hoạt động vật chất này góp phần vào việc duy trì cấu tạo và hoạt động trong cơ thể.


dinh dưỡng và sức khỏe
4. Xã hội: Mối quan hệ của con người trong cuộc sống cũng tạo nên những điều kiện tốt hoặc xấu cho sức khỏe.

sức khỏe và mối quan hệ xã hội

Để duy trì sức khỏe của cơ thể cần thiết phải đảm bảo 4 yếu tố này hoạt động ở mức cân bằng. Còn một khi mất cân bằng cơ thể sẽ tạo ra bệnh tật. Để chữa bệnh: thì có người dùng liệu pháp này, có người dùng liệu pháp khác. Người có năng lực tâm linh thì thiên về yếu tố tinh thần: nhân điện, thiền định, yoga….. Người có kiến thức về y học hiện đại thì thiên về các biện pháp dùng thuốc, phẫu thuật…. người có kiến thức về dinh dưỡng thì họ dùng các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực dưỡng… người có kiến thức về vận động, có bệnh dùng vật lý trị liệu hoặc những liệu pháp bổ sung.
Bạn biết rằng, lý luận y học phương Đông họ đã vẽ ra tất cả các đường kinh lạc và huyệt đạo trên cơ thể từ khi chưa có chữ viết, một điều mà tận đến ngày nay, chưa có một máy móc công cụ nào có thể dò xét được tất cả các đường kinh lạc trên cơ thể.
Sự tiến bộ của y học hiện đại trải qua nhiều bước thăng trầm với rất nhiều điều được mất. Từ việc xuất hiện ngành ngoại khoa, những viên thuốc, những loại kháng sinh……
Khi tiến sỹ Walloc viết về “sự trung thực của các xác chết” thì người ta mới thực sự nhìn nhận về vai trò thực chất của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đối với việc phòng bệnh, thay vì vị trí độc tôn của các loại thuốc như trước.
Cách nay 20 năm, có những loại thuốc, có những loại phụ gia được cho rằng là vô hại. Nhưng hiện nay nó được liệt vào danh sách cấm sử dụng. Vậy tại sao lại có điều như vậy?

Ngày nay, thời buổi vật chất, con người chạy theo đồng tiền nên bạn hiếm khi nhận được một lời khuyên đầy đủ để đảm bảo sức khỏe của bạn. Tôi lấy một ví dụ để minh họa nhé: Tôi ví dụ bạn bị thoái hóa cột sống chẳng hạn.
Nếu bạn gặp phải đối tượng có chuyên môn về dược: họ sẽ khuyên bạn nên mua thuốc này, nên mua thuốc kia…
Nếu bạn gặp phải một anh bán thực phẩm bổ sung thì họ khuyên bạn uống canxi, vitamin C…….
Trong khi để giúp người bị thoái hóa cuộc sống: thì cần phải bổ sung can xi (có thể từ thực vật như rau dền..., từ sữa, từ tép đồng, cua ..... từ thực phẩm bổ sung.....), tìm hiểu kỹ hơn về áp lực cuộc sống và áp lực công việc của người bệnh, giúp người bệnh có được giải pháp vận động phù hợp, vì sao, vì xương, khớp thì không có mạch máu, không vận động chất dinh dưỡng khó hấp thu, tuy nhiên nếu vận động nhiều quá lại không tốt, tránh những tư thế vận động không tốt, người lớn tuổi không nên vói, không nên ăn những loại thực phẩm không tốt cho xương, như nước uống có gas......

Như vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mình, bạn nên tin vào lời khuyên của những chuyên gia, đồng thời thường xuyên học hỏi để nâng cao kiến thức. Chúc các bạn luôn khỏe và thành công trong cuộc sống.

Tường Vân

0 comments:

Post a Comment

Hãy cho biết ý kiến của bạn về bài viết trên.